Polly po-cket
Gvn
HOMEUpload Góp ý cho wap
Xin chào :Mozilla/5.0




Phân loại tiếng gáy chim cu


***

Mô tả tiếng chim bằng chữ thì rất khó hiểu nhưng khi nghe và xem chim mồi thi đấu thì mới thấy cái thú nuôi và đi bẫy chim gáy.
+ Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cục cúc cu, cu là gáy đủ. Cục cúc cu…cu cu là bổ hai v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này. Những con gáy gọi Cục cúc cu, cu (4 tiếng) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi cục cúc cu,cu, cu (5 tiếng) thì coi là thừa 2. Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay hay ko.
+ Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở, thường chim trống mới gáy kiểu này nhưng cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp
Sà cầu máy cánh: Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cù cúc cu, cù cúc cu…… liên tục có khi hàng giờ đồng hồ.
+ Chu: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu, Cúc cu cu..cu
+ Lèo: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
+ Thúc trơn: Khi bổi nhập tàn cây mà nó cứ cúc cu, cúc cu ...hoài gọi là thúc trơn, chổ này ta phải để ý xem nó có thúc dồn hay không! (thúc dồn là tiếng sau nhanh hơn tiếng trước, càng lúc càng tăng tốc, loại này dùng được) còn nếu nó cứ đều đều một ga thì ta loại bỏ, chơi nghe buồn ngủ lắm.
+ Kèm mắc me: Có con gáy cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ...loại này gọi là kèm mắc me, nên chọn nuôi.
+ kèm đôi: Có con lại cù cú cu , cù cụ , cù cụ ; cù cú cu , cù cụ , cù cụ ... thúc một tiếng gù hai tiếng thì gọi là kèm đôi. Còn thúc một tiếng gù ba tiếng thì gọi là kèm ba. Loại này nên bắt mà nuôi ... khi gáy đấu với con bổi nghe đã ghiền.
+ Kèm bo: Cù cú cu, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ .... thúc một tiếng gù cả dây gọi là kèm bo ... loại này nghe khỏi chê, bao nhiêu cũng không bán.
+ Kèm dặm: Cứ thúc hoài lâu lâu gù một tiếng gọi là kèm dặm, nghe không đã.
+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Gù: Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu
nghe hay hơn.


Phân loại âm trong tiếng gáy


***

Tiếng gáy có thể chia làm 2 loai âm chính.
+ Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
+ Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh, cao (âm thanh ở tần số cao)
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha(Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)
- Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
- Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy nhanh hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào, con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được.
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non.
Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (VD chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng)
Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng
Tạm ví mạo muội cho sinh động thôi
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức)
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm)
Về giọng gáy của chim cu theo Việt chương:
Chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng gáy hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả... chỉ có đem thịt mà thôi.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua. Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.
- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm, giọng này được đánh giá là hay nhất. Trong âm thổ còn có nhiều âm khác VD:
1/Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
3/Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
5/Thổ gầm: âm trầm mà dằn giọng nghe như gầm ghè trong cổ họng.
- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Âm đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang).
3/Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).
-Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/Son pha đồng (âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).
- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/Kim pha son
2/Kim pha thổ
3/Kim pha đồng
Muốn phân tích một giọng chim cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy. Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề "sống nuôi chết chôn", đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim.

Những ngộ nhận về giọng thổ đồng!


***

- Từ khi mới chơi chim gáy và cho tới tận bây giờ mình nghe nhiều người nói về giọng thổ đồng của chim cu. Phải nói là cực kỳ đa dạng và cực kỳ phức tạp. Nó được bao trùm một bức màn "huyền bí" mê hoặc người chơi chim cu. Đôi khi nó làm người chơi chệch khỏi quĩ đạo của cái "ĐẠO CHƠI"mà anh em đã phân tích ở trên. Kiến thức còn hạn hẹp, hiểu biết còn nông cạn nhưngtôi cũng xin đóng góp chút ý kiến hầu góp phần làm sáng tỏ phần nào những ngộ nhận về giọng thổ đồng, mong được chỉ giáo. Ở đây tôi xin phép chỉ tập trung vào ý "những ngộ nhận về giọng thổ đồng".
1. Thứ nhất: Giọng thổ đồng quá hiếm gần như không có!
Đúng là hiếm thật nhưng cũng không phải là không có. Không phải con chim thổ đồng nào giọng cũng giống nhau. Nhiều người có con chim thổ đồng (ở đây tôi xin phép không đánh giá thế nào là thổ đồng, thổ đồng nhiều hay ít, thổ đồng kiểu gì...) chỉ vì vậy mà lấy đấy làm tự đắc coi chim người khác là "cỏ rác" hết thì thật là "thiển cận".
2. Thứ hai: Giọng thổ đồng là hay nhất, chim giọng thổ đồng là chim hay nhất!
Quan niệm này lại càng sai vì ba lý do:
Thứ nhất: Có thổ đồng thì có Còi đồng, Kim đồng...(ở đây có thể chưa đúng với cách gọi của vùng miền...mong anh em thông cảm). Cũng quí và hiếm như thế chứ không riêng gì thổ đồng.
Thứ hai: Ngoài âm đồng ra còn rất nhiều loại âm khác cũng rất hay và hiếm có như rền, bầu, sấm, đại, nhì,...
Thứ ba: Chim hay phải là chim tương đối toàn diện (ở đây tôi bỏ qua yếu tố "bộ" chim và đánh giá tương đối chứ không cầu toàn) chứ chim giọng hay mà "bài bản" kém và một số yếu tố khác nữa kém thì cũng chỉ để "hù" kẻ nào "công lực" yếu thôi chứ người đã hiểu về chim cu thì đồ đó là "đồ bỏ".
3. Hiện nay không có chim thổ đồng trong tay người chơi:
Xin thưa với các bác là có tuy không nhiều lắm nhưng cũng không vì thế mà quá hiếm. Hiện nay theo như đánh giá của cá nhân tôi, tôi biết được khoảng 12 con chim thổ đồng (tất nhiên mức độ "đồng" thế nào lại là một chuyện).
4. Chim thổ đồng làm mồi thì tuyệt vời:
Xin thưa câu này cũng sai nốt dù sai không nhiều. Vì sao? Vì tại chất giọng thổ đồng của nó chứ sao. Đố các bác biết vì sao? Tiếng hay mà lực yếu khác gì ốc mang rêu...Hi hi.
Có người bán con thổ đồng đi cứ úp mở với tôi là "hay lắm, bài bản lắm" làm tôi "tức". Thế là cất công tự mình tìm kiếm lai lịch con chim đó. Đến khi tìm ra chỉ có một từ" thất vọng và khoác lác". Con chim đó "trơn tuột"..hi hi.
Chim đó thì là mồi hay làm sao được? hi hi
5. Thứ năm: Thổ đồng nghe một lần nhớ mãi...
Cái này cũng sai nốt. Vì sao? Vì các bác bị ảnh hưởng của những nhà văn "kém hiểu biết về chim gáy" nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi "huyền thoại" về "thổ đồng" viết nên. Các nhà văn này cũng sử dụng trí "tưởng tượng" để viết cộng với kiến thứ "xào" được khi đi nghe lỏm các cụ. Tớ đảm bảo các cụ ngày xưa sẽ kém hơn anh em mình một điểm là khả năng tìm hiểu và giao lưu rộng. Mấy ông này viết về giọng "thổ đồng" rất chung chung vô thưởng vô phạt. Nghe tưởng hay đã hiểu về chim gáy rồi đọc "nhạt hơn nước ốc" thà nằm nhà nghe em "kim cáu" nhà mình nó "bắn" cho đỡ ngứa tai...hi hi
Nói nghiêm túc khi đánh giá về chim cu bạn phải phân biệt hai loại tai nghe. Tai của "thợ" và tai của người bình thường. Đúng là giọng thổ đồng ai nghe cũng thích. Tớ có đôi chim một còi đồng một kim đồng treo ngoài vườn nhà có giỗ họ hàng ở quê lên. Những người này phải nói là "quê một cục" nhưng các bác các cô nghe chim có giọng đồng bảo hai con này "hót" hay nhất, giọng du dương quá. Thế mới biết là cái hay của con người phải có "tiêu chuẩn" của nó. Dù nông dân hay bí thư tỉnh cũng thế...hi hi.
Còn tai "thợ" chỉ nhớ những con chim "tiêu chuẩn" mà thôi.
6. Thứ sáu: Mình chẳng có "thổ đồng" mà chơi đâu!
Sai vì mấy lý do:
Thứ nhất: bạn vẫn có thổ đồng chơi nếu bạn có tiền. Theo mình biết nếu bạn mua được con thổ đồng "khá" thì giá nó rất cao. Tất nhiên là phải mua đúng thời điểm và nhiều yếu tố khác nữa. Còn đa phần là "không bán", "sống nuôi chết chôn" dù có người rất nghèo nhưng nếu họ hiểu được "giá trị" của con chim thì "tiền chẳng là cái đình gỉ gì".Hoặc phải trả cái giá cao hơn nữa. Cao hơn bao nhiêu thì mình chịu.
Thứ hai: nếu kiên trì nếu gặp cơ duyên thì bạn vẫn có được nó có khi với giá rất rẻ nếu người nuôi không biết. Nhưng khả năng này là "trên giời" vì ít có xác suất nó rơi vào tay bạn.
KẾT LUẬN:
- Chim rừng giọng thổ đồng thì rất hiếm, nếu có thêm chu, lèo, dặm, vấp,... gù chồng đấu nữa thì càng vô cùng hiếm! và chim giọng này thường rất tinh khôn, không dễ gì mà bẫy được nó nếu mồi không ngon lành.
- Chim gáy giọng thổ đồng thường rất tinh khôn vì sao? Vì nhiều lý do:
+ Thứ nhất con chim ra được giọng thổ đồng khá chuẩn phải có ít nhất 3-4 tuổi đời thì mới đủ âm, vỉ thế nó sẽ khôn hơn những con chim mới ra dàng hoặc được một hai mùa, sống lâu lên lão làng mà.
+ Thứ hai: Chim hay cũng như anh hùng phải đủ "thiên thời địa lợi nhân hoà".
+ Thứ ba: Con chim hay thường bị để ý săn bắt, va chạm nhiều nên càng khôn.
- Chim thổ đồng làm mồi thường đánh được nhiều giọng chim đúng. Vì giọng thổ đồng có ưu điểm là hấp dẫn và vang xa. Hơn nhau ở cường độ âm thanh đúng mà.
Như hiện nay tôi biết chưa có con thổ đồng nào có tí bài bản trừ gù vấp ngoài 2 con chim tôi được nghe nói. Con thứ nhất ở Bắc Giang: nghe nói (người đáng tin cậy). Con thứ hai trực tiếp nhìn của thợ bẫy, có nghe tiếng qua khi con chim chưa nổi chỉ gọi vu vơ. Thợ nói con chim này có lèo một. Có 2 lý do tôi tin. Thứ nhất đây là mối cung cấp chim ruột của tôi.Thứ hai đây là con chim mà khi tôi nhìn thấy lần đầu tôi bị "mê hoặc ngay". Con chim đẹp toàn diện. Đẹp cân đối chứ không "phô" quá. Quan trọng hơn là nó có quí tướng. Nhìn đã bị thu hút. Tôi không dám hỏi mua vì anh em chơi với nhau đồ quí người ta thích chả nhẽ mình lại đòi hỏi làm người ta khó xử sự. Tốt nhất cứ vô tư. Nếu có duyên nó sẽ tìm tới mình. Hi hi
- Thực ra chim thổ đồng lại bị một nhược điểm lớn. Bạn biết là nhược điểm gì không? Nhược điểm đó phát sinh cũng chính từ tính quí hiếm của nó. Con chim quí được o bế nhiều quá sẽ "không hay".
Theo tôi nếu bạn có ý định chơi chim cu thì bạn phải thật vô tư. Mình không nói về tiền mà là vô tư trong "cách chơi". Nếu bạn quá chặt chẽ, cân đo đong đếm thì dù có mua được chim hay cũng khó mà giữ được chim lắm.
( Nguồn: sưu tầm )
[ Trang chủ cu gáy ]

+ THỐNG KÊ TRUY CẬP


U-ON
c